Tin tức sự kiện
- Toàn cảnh bức tranh ngành thép Việt Nam 2016
- Thép xây dựng "đội lốt" thép hợp kim vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam.
- Ngành thép dự kiến sẽ tăng trưởng 12% vào năm 2017
- Cuộc chiến giành thị phần của Thép Việt
- Tập đoàn Thép Việt Nhật tổ chức sinh nhật cho cán bộ công nhân viên sinh tháng 6 & 7/2016
- Thép Việt Nhật: Tập trung cho phân khúc chất lượng cao
- Hải Phòng: Tập đoàn Thép Việt Nhật sản xuất hơn 4.000.000 kg phôi thép
Việt Nam điều tra chống bán phá giá thép nhập từ Trung Quốc
Việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép mạ (hay còn gọi là tôn mạ) nhập khẩu vào Việt Nam dựa trên yêu cầu của 4 nhà sản xuất thép mạ Việt Nam.
Bốn doanh nghiệp đệ đơn cho rằng,lượng và giá của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra tác động tiêu cực tới sản xuất trong nước. Ảnh internet.
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) và Hàn Quốc.
Bên yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá là Công ty CP China Steel Sumikin Việt Nam, Công ty TNHH Tôn Phương Nam, Công ty CP Thép Nam Kim và Công ty CP Tôn Đông Á.
Sản phẩm bị cáo buộc bán phá giá là Thép mạ, được phân loại theo mã HS sau: 7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19; 7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.11; 7210.69.12; 7210.69.19; 7210.90.10; 7210.90.90; 7212.30.10; 7212.30.20; 7212.30.91; 7212.30.99; 7212.50.11; 7212.50.12; 7212.50.19; 7212.50.21; 7212.50.22; 7212.50.29; 7212.50.91; 7212.50.92; 7212.50.99; 7212.60.10; 7212.60.20; 7212.60.90; 7225.92.90; 7225.99.90; 7226.99.11; 7226.99.19; 7226.99.91; 7226.99.99.
Giai đoạn điều tra từ 1-1-2014 đến 30-9-2015.
Theo đó, các doanh nghiệp trên cáo buộc rằng, lượng và giá của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra, bên cạnh các yếu tố khác đã tạo ra tác động tiêu cực tới lượng hàng hóa được bán bởi ngành sản xuất trong nước của Việt Nam.
Điều này dẫn đến tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất: Thị phần của hàng trong nước giảm, tỷ lệ thua lỗ tăng cao, giá bán của hàng hóa trong nước giảm, lượng hàng tồn kho tăng... cùng với việc gia tăng lượng nhập khẩu hàng hóa bị yêu cầu điều tra đe dọa, gây thiệt hại ngành sản xuất trong nước của Việt Nam.
Sau khi có quyết định điều tra vụ việc, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) sẽ ban hành Bản câu hỏi về lượng và giá trị đến các nhà sản xuất, xuất khẩu thuộc 2 nước bị điều tra, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất trong nước hàng hóa bị điều tra.
Trong vòng 90 ngày kể từ ngày ban hành quyết định điều tra (ngày 3-3), kết luận sơ bộ của vụ việc sẽ được công bố, trong thời gian đặc biệt có thể được gia hạn thêm 60 ngày.
Trước đó, vào ngày 24-12-2015, Cục Quản lý cạnh tranh đã nhận được hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ) nhập khẩu từ Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) và Hàn Quốc vào Việt Nam của đại diện ngành sản xuất thép mạ trong nước.
Nguồn tin: Hải quan
- Malaysia áp thuế chống bán phá giá với thép Việt
- Nga có thể điều phối thị trường thép trong năm 2016
- 5.000 người châu Âu biểu tình phản đối thép giá rẻ của Trung Quốc
- Indonesia tổ chức phiên điều trần đối với giá thép nhập khẩu từ Việt Nam
- Cuộc chiến giành thị phần của Thép Việt
- Ngành thép dự kiến sẽ tăng trưởng 12% vào năm 2017
- Thép xây dựng "đội lốt" thép hợp kim vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam.
- Toàn cảnh bức tranh ngành thép Việt Nam 2016